Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Để mua được món cốm ngon ,như cốm khô bảo quản được lâu dài ,cốm tươi ngon bảo quản môi trường ngoài không quá 48 tiếng ,quý khách hàng đừng ngần ngại hãy ALO cho tôi để
được tư vấn và mua cốm ngon nhất hà thành :0968 268 183  

Cốm tươi 


Đến Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cuối tháng 9, chỉ cần đi tới đầu làng đã thấy hương cốm tỏa ra thơm phức, ngào ngạt.
Trước đây, nhắc tới cốm Hà Nội là nhiều người nghĩ ngay tới làngVòng (Cầu Giấy, Hà Nội) cực kỳ nổi tiếng. Nhưng nay, những nhà làm cốm truyềnthống tại làng Vòng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Ngay cả nhiều người làng Vòng vẫn ngồi bán cốm trên vỉa hè bênđường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng “thú nhận” rằng, làng Vòng không cònmấy ai giữ nghề. Bởi vậy bây giờ họ thường qua Mễ Trì để lấy hàng buôn.
Cốm Mễ Trì không vang danh như cốm làng Vòng. Có lẽ vì thế mà giới buôn cốm lâu năm vẫn dùng cách “phù phép”cho cốm Mễ Trì “đội lốt” cốm làng Vòng, để bán đắt hàng và đẩy giá lên cao hơn.
Nặng lòng với cốm
7 giờ sáng, tôi tới thăm lò cốm của vợ chồng anh Thu – chịTâm trong thôn Mễ Trì Thượng (làng Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội), đúng lúc anh Thuvừa chở những bao thóc nếp cái hoa vàng từ Đông Anh về.
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiThóc nếp cáihoa vàng còn xanh, đang thời ngậm sữa
Vào mùa cốm, một ngày làm việc của đôi vợ chồng trẻ nàythường bắt đầu từ 3 giờ sáng. Khi anh Thu dậy chuẩn bị cho những chuyến đi thumua lúa nếp ở tận Sơn Tây, Đông Anh, thậm chí nhiều huyện ở tận Phú Thọ… thìchị Tâm cũng bắt tay vào giã những mẻ cốm đầu tiên để kịp giao buôn cho nhữngphiên chợ cốm sớm.
Lò cốm của gia đình anh Thu là một trong khoảng 23 lò cốm ởthôn Mễ Trì Thượng và khoảng 35 lò cốm ở thôn Mễ Trì Hạ, vẫn giữ nghề làm cốmông cha để lại. Anh Tâm chia sẻ: “Làm cốm chỉ là nghề thời vụ, một năm hai lầnvào vụ mùa và vụ chiêm. Thức khuya dậy sớm cũng nhọc nhằn lắm. Nhưng thôi, lò cốmcòn đấy lên cứ cố gắng duy trì, lấy công làm lãi”.
 Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiNhóm lửa rang mẻthóc đầu tiên trong ngày
Cách nhà anh Tâm vài chục mét là lò cốm của gia đình bácKhôi. Năm nay, cả hai vợ chồng bác Khôi đều đã bước qua tuổi 70 nhưng vẫn còn rấtnặng lòng với cốm. Mỗi vụ lúa, gia đình bác đều thuê cấy vài sào ruộng nếp cáihoa vàng, để lấy thóc làm cốm. Đến mùa gặt, bác cũng thuê người làm, rồiđem xe máy ra cứ túc tắc chở dần dăm ba bó lúa về cho bác gái ở nhà tách thóc,bó rơm.
Con cái bác Khôi đều ra ngoài làm ăn, không ai theo nghề bốmẹ, thành thử việc làm cốm tới giờ vẫn do 2 bác quán xuyến. Những ngày thuvề, mùa cốm về, khoảng sân rộng của nhà bác Khôi trở thành nơi hội họp của nhữngbà cụ già trong làng. Các cụ rảnh rỗi sang giúp vợ chồng bác tách thóc, vừađược dịp đưa đẩy những câu chuyện vui tuổi già, vừa để xin chút rơm về làmchổi.
Tôi mạo muội hỏi tại sao ở tuổi của vợ chồng bác đãcó nhà cửa khang trang, con cháu thành đạt mà không nghỉ ngơi tuổi già lại nhọccông với nghề làm cốm một sớm hai khuya này.
Bác Khôi mỉm cười: “Hồi tôi còn nhỏ, nghề cốm trong làngthịnh lắm. Nhà nhà, người người giã cốm. Nhưng giờ cả làng chỉ còn lác đác vàinhà giữ nghề. Tôi yêu nghề, muốn truyền nghề cho con cháu, nhưng chưa đứa nàochịu. Sức mình còn làm được thì sẽ làm. Tôi vẫn hy vọng rồi lũ trẻ sẽ gìn giữđược cái nghề này”.
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiVợ bác Khôi tỉmẩn ngồi xếp lúa, tách hạt và lấy rơm làm chổi
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiNhững hạt thócnếp mẩy, đều tăm tắp
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiCác cụ giàtrong làng tới phụ gia đình bác Khôi
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiCụ Tuyên, 83tuổi, cảm thấy rất vui khi sang nhà bác Khôi làm cốm
 bởi gia đình cụ không còngiữ nghề
9 giờ sáng, cả ngõ nhỏ dẫn vào nhà anh Thu và bác Khôi đãthơm phưng phức mùi cốm. Đó chính là lúc mẻ thóc rang đầu tiên tại lò cốm củaanh Thu bắt đầu se hạt. Thời các cụ ngày xưa, chỉ rang tay được năm bảy cânthóc trong một cái chảo nhỏ, đun bằng rơm nên làm được một cân cốm mất đến cảnửa ngày ròng.
 Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà Nội
Thóc nếp xanhchuyển sang màu vàng xám
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiBí quyếtrang thóc của anh Thu đó là nếu như di nát hạt thóc mà không bị dính thì thóc đã chín
Khi người dân làng Mễ Trì chuyển sang cơgiới hóa nghề làm cốm, quá trình sản xuất nhanh hơn và bớt vất vả hơn. Tuy nhiên, máy móckhông thể thay thế hoàn toàn cho tâm sức của người làm nghề.
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà Nội
Thóc rang đểnguội chờ đem đi xay tách vỏ trấu
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiKhông chỉ rangthóc, mà xay thóc…
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà Nội...giã cốm đềuđược làm bằng máy
Nếu không tinh ý và nắm chắc kỹ thuật làm, thì ngay từ khâurang thóc bằng máy cũng rất dễ để quá lửa, thóc quá chín, thậm chí có mùi khét.Cốm là món ăn hương hoa nên rất chú trọng hương và sắc. Làm việc mà không đểtâm thì có thể đi tong cả mẻ cốm”, anh Thu quệt giọt mồ hôi trên trán, hồ hởinói.
Nghề cốm lao đao
Vừa nhanh tay thăn thoắt sàng sảy mẻ cốm đã giã xong lượtđầu, chị Tâm - vợ anh Thu - vừa tươi cười trò chuyện. Chị nói: “Đôi khi cũng thấychán làm lắm, nhưng vợ chồng lại động viên nhau. Dù sao thời buổi khó khăn, cóthêm đồng mắm đồng muối nuôi con cũng đâu phải chuyện dễ dàng. Nhọc lắm. Làm từ3 giờ sáng đến giờ. Luôn tay luôn chân mà chẳng bao giờ hết việc”.
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiKhi cốm giãxong, sàng sảy cốm cho bay hết vỏ trấu và đầu mạt
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiNgười tathường lọc lấy lớp cốm non bên trên ngon, dẻo nhất bán với giá cao hơn
Cũng theo chị Thu, từ sau khi xảy ra vụ việc một vài lò cốmở làng Vòng bị phát hiện dùng chất nhuộm cho cốm xanh bắt mắt, người tiêu dùngdường như có phần e dè hơn với loại đặc sản của mùa thu Hà thành này. “Tôi cònnhớ tháng 11 năm ngoái, cả làng lao đao vì không bán được cốm. Gần một năm rồi,nhưng người ta hình như vẫn tẩy chay cốm. Ngày xưa cốm làm ra bán được 10 phần,giờ chỉ bán được 2-3 phần thôi”, chị Thu than thở.
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiMẻcốm vừa làm xong, cực kỳ dẻo và thơm ngạt ngào
Quả thực, rất nhiều người dân trong làng Mễ Trì tới giờ vẫncòn bất bình vì vụ việc “con sâu làm rầu nồi canh”, chỉ vì một vài lò sản xuấtđể lợi nhuận làm mờ mắt, mà phát sinh những thông tin “cốm có chất gây ung thư”gây hoang mang trong dư luận.
Cốm Mễ Trì - Sắc thu Hà NộiNhững gánh hàngcốm trên đường – một nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội
Bác Khôi bày tỏ: “Ngày xưa, thời các cụ thường lấy lá lúagiã ra làm nước xanh, hồ vào với cốm cho cốm thêm xanh. Nhưng giờ sản xuất vớiquy mô lớn, không còn nhiều nhà làm theo bí quyết đó nữa. Riêng nhà tôi vẫn làm cốm mộc, tức là giữ nguyên sắc cốm như ban đầu. Mặc dù người muahàng có thể nhần lẫn, chê bai rằng đó là cốm già, hay cốm cũ. Mình làm nghề,giữ nghề với cái tâm sáng là điều vô cùng quan trọng”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét